Có thể không chữa trị tận gốc, nhưng những mẹo đơn giản này sẽ giúp bạn ngăn cản căn bệnh trầm cảm không thể phát triển nhiều hơn nữa. Từ đó, bạn có hi vọng thoát khỏi chứng trầm cảm.
Để vượt qua trầm cảm, bạn nên kiên trì trong một một thời gian dài. Ở thời điểm hiện tại cũng có rất nhiều cách chữa trị trầm cảm nhưng chúng đều cần gian để phát hết khả năng.
Trong khi đó bạn có thể thử làm một vài bước nhỏ dưới đây. Chúng có thể giúp bạn nhận thấy khá hơn rất nhanh, hoặc ít nhất là chúng giúp ngăn cản căn bệnh không thể tiến triển nữa.
NỘI DUNG BÀI VIẾT
Thử hồi tưởng lại quá khứ
Khi chúng ta chán nản hay không còn hi vọng thì ta luôn nghĩ đến quá khứ như là một sự u buồn ảm đạm, điều này khiến ta không nhìn nhận mọi thứ xung quanh một cách tỉnh táo.
Vì vậy mỗi khi không vui, bạn hãy hồi tưởng lại những ngày mà bạn luôn chìm ngập trong tuyệt vọng. Bạn có thể nhận thấy điều đó ngược đời nhưng thực tế bạn sẽ tìm thấy trong những chuỗi ngày u tối đó vẫn có những tia nắng ấm áp của niềm vui .
Tiếp đó hãy mở cuốn album ảnh ra, những kỉ niệm ấm áp cùng niềm vui bên các thành viên trong gia đình và bạn bè sẽ tràn về trong bạn. Điều này sẽ giúp bạn cảm thấy khá hơn bởi giữa những lúc tưởng chừng như rất khó khăn, niềm vui vẫn ở nơi nào đó xung quanh bạn.
Nỗi đau rồi cũng sẽ qua đi
Việc đi qua những cung bậc cảm xúc là một cách tốt để khuyên bảo bản thân rằng nỗi đau khổ sẽ không kéo dài mãi mãi
Có thể bạn thức dậy với nỗi lo lắng tột cùng, nhưng vào trưa bạn sẽ gác lại cảm xúc đó, rồi cuối cùng buổi tối bạn sẽ có những tràng cười sảng khoái khi xem phim cùng gia đình.
Hãy cứ tưởng tượng sự căng thẳng và chán chường của bạn chẳng khác nào đau bụng. Lúc này bạn nên hít một hơi thật sâu để có thể vượt qua và yên tâm rằng áp lực này rồi cũng qua đi. Định nghĩa về sự vô thường sẽ đem lại sự an ủi và giải tỏa sầu muộn trong lòng bạn đấy.

Giả vờ như bạn vẫn ổn
Có một giới mỏng manh giữa việc thách thức bản thân và ép buộc bản thân, nhưng thông thường, bạn sẽ thấy khá hơn khi “hành động như thể” bạn vẫn ổn.
Bạn có thể báo danh học lướt ván dù bạn không muốn, hay dùng bữa trưa với một người bạn mặc dù chẳng có cảm hứng ăn uống… Hãy tự nói với chính mình “cứ làm đại đi” và hành động giống như bạn không bị trầm cảm.
Tập chấp nhận sự không chắc chắn
Hầu hết những đau khổ bạn đang trải qua được xuất phát từ niềm khao khát về sự chắc chắn trước mọi thứ của bạn. Ví dụ như khi bạn muốn biết khi nào sự lo lắng sẽ thuyên giảm, loại thuốc nào mới hữu hiệu, khi nào bạn sẽ lại có giấc ngủ 8 giờ,…Chỉ khi bạn chấp nhận ngừng việc mong muốn kiểm soát mọi thứ, bạn mới có thể giảm bớt mệt mỏi của bản thân.
Nghĩ đến động lực sống
Khi sự lo lắng nhiều tới mức chẳng thể chịu được nữa, bạn nên nghĩ đến chồng hoặc con để có thêm động lực vượt qua.
Như một người chiến sĩ trên chiến trường, bạn phải nghĩ đến nhiệm vụ của mình và sống hết mình vì một điều quý giá nào đó. Điều này nhiều khả năng tạo ra nguồn năng lượng dồi dào để bạn trở nên mạnh mẽ hơn đấy.

Tận hưởng thực tại
Nếu ta có thể sống trọn vẹn với thực tại và chỉ tập trung vào những thứ trước mắt, chúng ta có thể loại bỏ được vô vàn nỗi lo sợ bởi vì đa phần chúng đều xuất phát từ quá khứ hoặc tương lai.
Làm mới lại các mối quan hệ và sở thích cá nhân
Nếu bạn đã tránh xa cộng đồng một thời gian dài, hãy từng bước quay trở lại nhé. Không hẳn là bạn cần một buổi tiệc tùng và tỏa sáng đâu mà chỉ đơn giản là bạn ra ngoài và tiếp xúc tất cả mọi người, đi uống cafe với người bạn hoặc tới thăm nhà một người bạn đã lâu không gặp chẳng hạn.
Tập thể dục
Những nghiên cứu gần đây nhận ra rằng những bài tập thể dục nhịp điệu tương đương với những bài tập có cường độ bình thường, trong 30 phút, ít nhất 5 ngày một tuần, có hiệu quả đáng kể đối với trầm cảm.
Việc bắt đầu tập một cách chậm rãi là cực kỳ quan trọng. Hãy đánh giá xem mình có thể làm những điều gì, và làm ít hơn mức đó một ít.
Nếu bạn nghĩ bạn có khả năng đi bộ 20 phút, thử đi 15 phút trước đã, và nhớ là đừng nản chí khi chưa thấy sự cải thiện sau đó nhé.

Luôn luôn rõ ràng
Khi bạn buồn phiền lo lắng, bạn thường nghĩ không hay về bản thân và cuộc đời bạn, ví dụ bạn sẽ nghĩ rằng mình thật ngu ngốc và thất bại.
Những gì bạn cần khi bị trầm cảm là lấy lại sự tỉnh táo của mình bằng cách đặt câu hỏi:
- Mình sẽ làm cách nào để kiểm tra xem ý kiến này đúng hay không?
- Điều này có luôn luôn đúng?
- Có ngoại lệ nào không?
- Mình có còn thiếu sót gì nữa không?
Những điều nên tránh khi bị trầm cảm
Trầm cảm sẽ khiến cho bạn muốn được say và thỉnh thoảng việc sử dụng quá đà chất cồn sẽ khiến bệnh trầm cảm trở nên nghiêm trọng hơn. Trong bất cứ trường hợp nào thì việc tự dày vò bản thân cũng không giúp bạn bạn khá hơn được.
Cùng với đó, bạn cũng đừng quyết định điều gì quang trọng trong khoảng thời gian suy sụp tinh thần, chẳng hạn như nghỉ làm hay li dị, trừ khi việc không cứu vãn được nữa.
Dĩ nhiên là một công việc nhàm chán hoặc một mối quan hệ đổ vỡ sẽ làm bạn chán chường, tuy nhiên, nhiều khả năng đó chỉ là do bạn tự quan trọng hóa mọi thứ lên thôi .
Tuy nhiên điều này không đồng nghĩa là trầm cảm làm suy giảm năng lực quyết đoán của bạn. Bạn vẫn như mọi ngày, nhưng hãy cố gắng đừng để bản thân bị đánh bại bởi triệu chứng của bệnh trầm cảm nhé.
Source: Sưu tầm.
Category: Tâm lý – Trầm cảm