Chia tay là điều không hề dễ dàng đối với bất kỳ cặp đôi nào. Cảm giác thân quen với một người sẽ luôn tồn tại và đánh gục ta bất kỳ thời điểm nào. Tan vỡ trong tình yêu là một trong những nguyên nhân tạo nên bệnh lý trầm cảm.
Hệ quả của bệnh không những ảnh hưởng đến tinh thần mà lại ảnh hưởng khá lớn đến sức khỏe và thể chất của bệnh nhân.
Trầm cảm sau khi chia tay là điều đã quen với những người có tan vỡ trong tình yêu. Sau chia tay những cảm xúc về người ấy, cảm giác sở hữu vẫn tồn tại mạnh mẽ.
Suy nghĩ cực đoan không có lối thoát khiến người bệnh khó vượt qua hơn từ đó phát sinh những ý định tổn hại cho mình và người mình yêu.
NỘI DUNG BÀI VIẾT
Biểu hiện người bị trầm cảm sau chia tay
Khi có một tình yêu sâu sắc thì việc chia tay sẽ là nguyên nhân đẩy con người ta vào trạng thái trầm cảm. Dưới đây là những biểu hiện cơ bản của người bị trầm cảm sau chia tay:
Khó chấp nhận việc chia tay: Việc chấp nhận chia tay là điều vô cùng khó khăn, người bệnh luôn cảm thấy khó chịu trong người, luôn suy nghĩ và hy vọng đó không phải sự thật
Buồn chán, không còn hứng thú trong cuộc sống: Chia tay được coi là một cú sống về tâm lý, do vậy sẽ không tránh khỏi sự buồn rầu, chán nản trong người bệnh, người bệnh không còn hứng thú trong cuộc sống, công việc và các mối quan hệ xã hội
Tự cô lập bản thân: Áp lực về sự thành công trong tình yêu của người khác khiến cho người bệnh tự ti, cảm thấy mặc cảm, kém cỏi, họ dần cô lập bản thân mình và tạo khoảng cách cho các mối quan hệ xã hội khác.
Suy nghĩ tiêu cực: Cũng giống như các nguyên nhân khác gây ra trầm cảm thì ở trầm cảm sau chia tay, bệnh nhân cũng luôn có những suy nghĩ tiêu cực, ám ảnh không thể thoát ra được, những suy nghĩ luôn coi người mình yêu là tất cả nên khi chia tay người bệnh sẽ luôn cảm thấy không ai quan tâm đến mình nữa, mình hoàn toàn đơn độc. Họ sẽ nghĩ đến cái chết nếu những căng thẳng và ám ảnh này kéo dài.

Ăn không ngon: người bệnh có những biểu hiện chán ăn, ăn không ngon miệng, dẫn đến suy nhược cơ thể ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh
Rối loạn về giấc ngủ: Để chìm vào giấc ngủ đối với một bệnh nhân trầm cảm là điều không dễ dàng, những suy nghĩ và ám ảnh luôn thường trực khiến người bệnh căng thẳng, lo âu cùng với sự mất đi những thói quen khi còn yêu khiến người bệnh càng khó vào giấc ngủ.
Dễ khóc: Phải trải qua tổn thương về cảm xúc lớn đồng thời những kỷ niệm, kí ức ùa về có thể đánh gục người bệnh bất cứ lúc nào, khóc là biểu hiện thường thấy ở những người bị trầm cảm sau chia tay.
Sợ hãi các mối quan hệ tình cảm: Những mối quan hệ lâu bền thì rất hiếm khi tan vỡ. Khi người bệnh đã coi nó là một mối quan hệ lâu dài thì khi tan vỡ người bệnh sẽ mất niềm tin và sợ hãi các mối quan hệ tình cảm mới.
Làm tổn thương bản thân: Đối với những người bệnh luôn coi tình yêu là tất cả thì khi một mối quan hệ tan vỡ sẽ đẩy người ta đến những suy nghĩ về cái chết. Những suy nghĩ này sẽ chuyển thành hành động nếu người bệnh không được tác động tâm lý kịp thời.
Vậy làm sao để vượt qua trầm cảm sau chia tay
Để vượt qua căn bệnh này điều cốt lõi quan trọng là bệnh nhân phải hiểu biết được những điều mình đang làm gây ảnh hưởng không tốt cho bản thân và người thân và đồng thời cần biết thời gian là thứ có thể chữa lành mọi vết thương.
Khi vết thương đã được chữa lành thì bản thân mình sẽ mạnh mẽ và trưởng thành hơn. Dưới đây là một vài lời khuyên dành cho bạn để có thể vượt qua được trầm cảm sau chia tay.
Đối diện với nỗi đau
Bệnh nhân phải chấp nhận rằng nỗi đau là điều bình thường trong tình yêu. Mọi người đều có ít nhất 1 lần từng trải qua sự khước từ trong một mối liên hệ tình cảm, thay vì che dấu nỗi sầu, giả vờ rằng mình vẫn ổn thì hãy bộc lộ cảm xúc của mình, hãy khóc nếu muốn, hãy làm những gì bản thân thấy cân bằng như vẽ tranh, sáng tác một bài hát…đập vỡ một vật dụng nào đó cũng là một cách để giải phóng những bứt rứt, những năng lượng tệ trong bản thân người bệnh.
Hoặc chính bản thân hãy viết ra những dòng suy nghĩ, cảm xúc của mình sẽ giúp người bệnh dễ dàng chấp nhận nỗi đau, những chấn thương mà mình đang phải chịu. Hãy giành thời gian xem xét và nghĩ lại về bản thân giúp bệnh nhân dễ vượt qua sự cô đơn kể từ khi chia tay.

Luôn tự động viên bản thân mình bằng những câu nói mang tính tích cực, những câu nói không những giúp bệnh nhân lấy lại động lực mà lại giúp người bệnh tin tưởng bản thân hơn sau cú sốc chia tay.
Một vài những câu nói cho thấy nó mang lại hiệu quả tích cực: ” Tôi xứng đáng được yêu thương”, “Tình trạng này sẽ không kéo dài mãi, tôi sẽ ổn” , “tôi sẽ vượt qua được, tôi yêu và tôn trọng bản thân mình”,…
Luôn tin vào bản thân, luôn nhận thức và biết được những điều lạc quan trong con người mình, từ đó có thể đẩy lui được những suy nghĩ tiêu cưc, đem lại sư tin tưởng bản thân và thuận lợi vượt qua những nỗi đau.
Trong trường hợp mọi chuyện nằm ngoài sức chịu đựng, hãy tìm đến sự trợ giúp của các thành viên trong gia đình, bạn bè, bà con thân yêu để được tư vấn về tâm lý và đưa ra lời khuyên đúng đắn nhất.
Trở nên mạnh mẽ hơn sau mỗi nỗi đau
“Nếu không trở nên mạnh mẽ thì không ai có thể mạnh mẽ thay bản thân mình” Câu nói làm thức tỉnh rất nhiều người bệnh trầm cảm sau khi chia tay, nhưng để làm được điều đó, cần phụ thuộc vào sự quyết tâm của người bệnh. Điều mà người bệnh cần làm:
- Cắt đứt mọi liên lạc với người cũ: Hãy xóa mọi liên lạc như điện thoại, email, mạng xã hội, đồng thời loại bỏ những kỷ vật giữa 2 người đây là một cách giúp người bệnh dễ quên đi nỗi đau khi chia tay.
- Không đăng những dòng trạng thái về chuyện tình cảm lên mạng xã hội, việc tập trung vào quá khứ sẽ làm bản thân người bệnh khó quên đi nỗi đau và bước tiếp về tương lai.
- Giữ cho bản thân luôn bận rộn: có thể tham gia một khóa học để nâng cao kiến thức của bản thân cũng như giúp bản thân không có thời gian nghĩ đến chuyện làm ta tổn thương…
- Luyện tập thể dục không những giúp người bệnh nâng cao sức khỏe tinh thần và trí tuệ, mà còn làm cho việc bệnh nhân vượt qua bệnh lý trầm cảm dễ dàng hơn.

Yêu bản thân
Luôn giữ cho bản thân vui vẻ, đây là điều khá khó nếu người bệnh vừa mới trải qua nỗi đau chia tay. Tuy nhiên nếu có bạn bè và người thân ở bên thì người bệnh sẽ dễ dang quên đi những việc khiến bản thân buồn bã.
Vì vậy hãy gặp gỡ bạn bè nhiều hơn để chia sẻ những vấn đề bản thân và sống hết mình với niềm vui nơi bạn bè.
Học cách nuông chiều bản thân bằng việc chú ý đến ăn uống, đi mua sắm những đồ bản thân yêu thích. Đây không chỉ là cách giúp người bệnh quên đi nỗi đau về tình cảm mà còn giúp cho người bệnh có một sự đổi mới về ngoại hình, tăng sự tự tin và tránh những hành vi tiêu cực.
Tham gia các câu lạc bộ tình nguyện: Điều này giúp loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực của bản thân, đồng thời khi tham gia vào các hoạt động cộng đồng thì người bệnh có thể sẽ gặp gỡ những người có hoàn cảnh khó khăn và đau khổ hơn mình, từ đó làm có người bệnh thêm yêu bản thân và trân trọng cuộc sống hơn.
Suy nghĩ tích cực và mở lòng với những mối quan hệ mới khi bản thân đã sẵn sàng.
Trên đây là những điều cần biết về bệnh trầm cảm sau khi chia tay. Chọn một tương lai đẹp hơn hay mãi sống với những vụn vỡ giằng xé trong quá khứ chắc chắn chúng ta đã có câu trả lời rồi đúng không?
Source: Sưu tầm.
Category: Tâm lý – Trầm cảm