Đã bao giờ bạn nhận được một cuộc gọi từ người mà ông đó chính là người sơ tuyển bạn để vào công ty. Người quản lý ấy đưa ra hàng loạt các câu hỏi như: “Ông bao nhiêu tuổi? Trước đây, ông đã làm những việc gì?
Tại sao ông lại chọn công việc này? Khi được tuyển vào ông sẽ làm gì để cho công ty phát triển tốt hơn”….Gặp hàng loạt những câu hỏi như bạn sẽ làm như thế nào? Rồi bạn sẽ nghĩ đó là người vô duyên, không lịch sử, đưa ra các câu hỏi không lý lẽ….
Vậy làm thế nào để bạn đạt được các kỹ năng đặt câu hỏi để giao tiếp tốt hơn trong cuộc sống. Sau đây tôi sẽ đưa ra các kỹ năng đặt câu hỏi cho bạn để bạn áp dụng trong cuộc sống cho tốt hơn.
Điều đầu tiên tôi đưa ra một tình huống như sau:
Tình huống: Một chàng trai hẹn gặp một cô gái mới quen ở một quán cà phê. Sau một hồi trò chuyện thì cả hai đã bắt đầu thấy không khí cởi mở.
Lúc này, chàng trai muốn hỏi sâu về một vài lĩnh vực về đời sống riêng tư của cô gái. Và điểm đầu tiên chàng trai muốn biết là cô gái đã từng yêu ai chưa, và ở thời điểm nào.
Một chàng trai vụng về sẽ hỏi: Mấy tuổi thì em bắt đầu yêu?/Em đã từng yêu ai chưa/Em đi qua mấy cuộc tình rồi/Em xinh vậy chắc nhiều người theo đuổi lắm nhỉ…
Một chàng trai thông minh sẽ hỏi: Anh không biết là phụ nữ hiện nay quan niệm thế nào về tình yêu? Có người nói tình đầu bao giờ cũng lãng mạn và khó quên, em nghĩ sao?
Và sau đó khi cô gái chia sẻ quan điểm của mình, có thể anh ta sẽ đùa cô gái “em có đọc sách nào không hay tự trải nghiệm đấy?”…
Nói chung, khi này, câu chuyện sẽ tự nhiên hơn rất nhiều và những câu hỏi riêng tư sẽ không còn gượng gạo, vô duyên nữa.
Chỉ qua đó thôi, bạn cũng thấy được kỹ năng đặt câu hỏi nó quan trọng như thế nào trong cuộc sống. Đặt một câu hỏi mà không hay thì bạn sẽ làm trò cười cho thiên hạ và ngược lại một câu hỏi hay bạn sẽ nhận được những câu trả lời hay đích đáng.
NỘI DUNG BÀI VIẾT
Sau đây tôi có các gợi ý cho bạn về 5 kỹ năng đặt câu hỏi:
Câu hỏi mở – Câu hỏi đóng
a, Câu hỏi đóng thường nhận được câu trả lời là một từ, hoặc câu trả lời rất ngắn.
Ví dụ:
– Khi bạn hỏi “Bạn có khát nước không?” chỉ câu trả lời nhận được sẽ là “Có” hoặc “Không”;
– Khi hỏi “Bạn sống ở đâu?” thông thường bạn sẽ được trả lời bằng tên của toà nhà hoặc địa chỉ nơi bạn ở.
b, Câu hỏi mở sẽ dẫn đến câu trả lời dài hơn và thường bắt đầu bằng cụm từ “cái gì, tại sao hay bằng cách nào”. Một câu hỏi mở đánh vào kiến thức, sự hiểu biết, quan điểm hoặc cảm xúc của người trả lời.
Bạn cũng có thể sử dụng các cụm từ “Bạn hãy kể với tôi…” hay “Hãy diễn giải…” để đặt câu hỏi mở.
Câu hỏi “hình nón”
Kỹ thuật đặt câu hỏi dạng hình nón bắt đầu từ những câu hỏi chung, sau đó đi vào trọng tâm trong mỗi câu trả lời để hỏi sâu hơn theo từng cấp độ. Loại câu hỏi này phổ biến khi người điều tra muốn lấy thông tin từ nhân chứng.
Bằng cách sử dụng kỹ thuật này, nhân viên điều tra đã giúp người làm chứng xây dựng lại tình huống và tập trung vào chi tiết hữu ích.
Có thể anh ta sẽ nhận ra người thanh niên đội chiếc mũ như vậy trên một cảnh của CCTV. Nếu điều tra viên chỉ hỏi câu hỏi mở như “Có chi tiết nào anh có thể nói với tôi về những việc anh đã thấy?”, có thể anh ta sẽ không có được thông tin quý giá này.
Câu hỏi thăm dò
Sử dụng câu hỏi thăm dò là một cách tìm kiếm thông tin khác chẳng hạn như hỏi về một ví dụ cụ thể để giúp bạn hiểu rõ về vấn để họ vừa nói. Có lúc bạn sẽ cần thông tin thêm để làm sáng tỏ vấn đề, “Khi nào anh cần bản báo cáo?
- Kỹ năng đặt câu hỏi
Anh có muốn xem bản nháp trước khi tôi gửi cho anh bản cuối cùng không?”, hoặc để kiểm tra xem liệu có minh chứng nào cho điều vừa được đưa ra hay không, “Làm thế nào anh biết đội ngũ bán hàng không thể sử dụng dữ liệu mới?”
Để đặt câu hỏi thăm dò hiệu quả, nên sử dụng công thức “5 Vì sao” (5 whys) – một phương pháp giúp bạn nhanh chóng nắm được gốc rễ vấn đề.
Câu hỏi dẫn dắt
Đó là khi bạn muốn được nghe câu trả lời mong muốn nhưng vẫn để người khác có cảm giác rằng họ được quyền chọn. Chú ý rằng câu hỏi dẫn dắt có xu hướng đóng.
Ví dụ: Cho người trả lời lựa chọn giữa hai phương án – cả hai phương án này bạn đều thích thực hiện – thay vì chỉ đưa ra một giải pháp, hoặc không thực hiện gì cả.
Nói chung thì khả năng “không chọn gì cả” vẫn có thể xảy ra khi bạn hỏi “Anh chọn phương án A hay B”, nhưng thường thì đa số sẽ chỉ nghĩ đến việc lựa chọn một trong hai phương án bạn đưa ra.
Câu hỏi tu từ
Câu hỏi tu từ không thật sự là câu hỏi vì không đòi hỏi câu trả lời mà chỉ là những câu khẳng định được viết dưới dạng câu hỏi: Mẫu thiết kế của John rất sáng tạo phải không?
Người ta sử dụng câu hỏi tu từ vì muốn người nghe dễ dàng đồng thuận và tham gia vào cuộc trò chuyện (Đúng rồi.
Tôi thích làm việc với một đồng nghiệp sáng tạo như thế) – hơn là chỉ được thông báo về một sự thật hiển nhiên rằng John là một nhà thiết kế rất sáng tạo.
Những sai lầm khi đặt câu hỏi
Tất nhiên trong quá trình giao tiếp chúng ta không tránh khỏi những câu hỏi ngớ ngẩn, những sai lầm khiến cho cuộc đối thoại đi theo hướng khác. Đây là một điều các bạn thật sự cần nên tránh.
Sau đây là những sai lầm thường gặp nhất:
- Kỹ năng đặt câu hỏi
Thuyết trình thay vì đặt câu hỏi: Thay vì hỏi bạn lại đi sâu vào vấn đề như chính bạn trả lời luôn câu hỏi cho chính bạn.
Hỏi để hạ phẩm giá của người: Đó là trường hợp bạn biết chắc câu hỏi đó làm người đ1o không thể trả lời được do khác chuyên môn hoặc câu hỏi quá tế nhị ảnh hưởng đến cuộc sống hay danh dự của họ.
Hỏi để khai thác thông tin, yếu điểm của đối thủ, từ đó áp đặt xoáy sâu vào những thông tin bất lợi đó. Điều này sẽ rất gây mất thiện cảm đối với người được hỏi.
Không tập trung lắng nghe câu trả lời vì bạn nghĩ chắc rằng bạn đã biết, điều này giống như bạn đang khinh thường đối tác vậy.
Hỏi những câu hỏi không phù hợp với đối tượng, không phù hợp với không gian, thời gian.
Đó là những vấn đề mà tôi đã đưa ra cho bạn về kỹ năng đặt câu hỏi cũng như những sai lầm khi đặt câu hỏi.
Nếu bạn vẫn còn thắc mắc về những kỹ năng và sai lầm mà tôi đưa ra thì hãy liên hệ với chúng tôi theo số hotline 19006186 để được tư vấn tâm lý miễn phí nhé.
Source: https://tamlynqh.vn
Category: Kỹ năng mềm